UBND XÃ TAM HỢP
I- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN :
- Địa Chỉ: Tam Hợp - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại :
- Email : tamhopvinhphuc.gov.vn
- Vị trí địa lý : Tam Hợp là xã thuộc vùng trung du nằm ở phía đông Bắc huyện Bình Xuyên , có 02 trục đường tỉnh lộ 302 a và 302 b chạy qua, có vị trí giáp danh với thị trấn Hương Canh, gần khu công nghiệp Bình Xuyên, có các doanh nghiệp, nhà trường đóng trên địa bàn xã tạo điều kiện để nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Toàn xã có 2055 hộ với 7.786 nhân khẩu được phân bổ ở 9 thôn dân cư là thôn Tây Đình, Đồi Chùa, Xuôi Ngành, Chợ Nội, Ngoại Trạch 1, 2, Hữu Bằng 1,2, Hàm Rồng. Tổng diện tích tự nhiên 601,27 ha, Đảng bộ có 289 Đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ. Đảng bộ, chính quyền nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh.
II – LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY :
1. Bí thư: Tạ Văn Phòng
- Số điện thoại : 0979887058
- Email : ubndtamhop@gmail.com
- Lĩnh vực phụ trách : Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã
2. Phó Bí thư : Nguyễn Trọng Thành - P. Bí thư TT
- Số điện thoại :
- Email : ubndtamhop@gmail .com
- Lĩnh vực phụ trách : Phụ trách công tác Đảng, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra,
- Trưởng ban tuyên giáo, trưởng khối dân vận, trưởng ban pháp chế HĐND
- Phụ trách khối đoàn thể.
III. LÃNH ĐẠO HĐND
1. Chủ tịch: Tạ Văn Phòng
- Số điện thoại :
- Email: ubndtamhop@gmail.com
- Lĩnh vực phụ trách : Chủ tịch HĐND
2. Phó Chủ Tịch : Ngô Văn Dũng
- Số điện thoại :
- Email : ubndtamhop@gmail.com
- Lĩnh vực phụ trách : Phó Chủ Tịch HĐND
IV. LÃNH ĐẠO UBND
1. Chủ Tịch: Nguyễn Trọng Thành
- Số điện thoại :
- Email: ubndtamhop@gmail.com
- Lĩnh vực phụ trách : Phụ trách chung toàn bộ hoạt động và tất cả các lĩnh vực của UBND xã theo thẩm quyền
2. Phó Chủ Tịch: Đặng Đình Lê
- Số điện thoại : 0948292255
- Email : ubndtamhop@gmail.com
- Lĩnh vực phụ trách : Phụ trách KT - VH - XH
3. Phó Chủ tịch: Nghiêm Thị Khánh Hòa
Số điện thoại:
V. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ, ĐỊA ĐIỂM NỔI BẬT.
Xã Tam Hợp có các di tích lịch sử được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gồm : Đình Nội Phật, Chùa Phổ Quang, Miếu Tam Thánh, Đình Ngoại Trạch.
1. Đình Ngoại Trạch :
Tên thường họi trong nhân dân hiện nay là Đình Ngoại Trạch
Tên cũ gọi là đình Ba Huyện, vì xưa kia đình này đồ sộ nổi tiếng khắp vùng, cứ đến các ngày lễ tiệc là dân ở 3 huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lãng đều về đình tế lễ nên 2 từ 3 huyện trở thành tên gọi của Đình.
* Địa điểm di tích và đường đi đến :
- Đình Ngoại Trạch thuộc thôn Ngoại Trạch, xã Tam Hợp, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Đình Ngoại Trạch cách thành phố Việt Trì 35 km, cách thị xã Vĩnh yên 10 km, cách thủ đô Hà Nội 50 Km, đường đến thăm di tích Đình Ngoại Trạch rất thuận tiện, du khách có thể đi bằng các loại phương tiện theo chỉ dẫn như sau:
- Đường bộ: Theo quốc lộ 2 đến km số 24 thì rẽ vào đường đi trại gà, nông trường Tam Đảo chừng 1,5 km tới di tích
- Đường sắt : Đi xe lửa Hà Nội – Lào Cai xuống ga Hương Canh rồi theo chỉ dẫn đường bộ sẽ tới di tích.
* Sự kiện nhân vật lịch sử - Giá trị lịch sử khoa học :
Đình Ngoại Trạch thờ Tản viên – Cao Sơn – Quý Minh là những người đã có công đánh giặc giữ nước, được nhân dân tôn kính lập đền miếu phụng thờ từ nhiều đời nay, Đình Ngoại Trạch là một trong hàng, vạn địa điểm thờ Tản viên - Cao Sơn – Quý Minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Đó là nguồn sử liệu quý giá giúp ích cho việc nghiên cứu về truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam. Đình Ngoại Trạch có lịch sử xây dựng lâu đời, tuy đến nay không còn giữ được vẻ kiến trúc ban đầu song lượng di vật của Đình đều có giá trị mỹ thuật cổ dân gian cao, vừa là sự phản ánh bước phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn, vừa giới thiệu những giai đoạn lịch sử dân tộc trong đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đình Ngoại Trạch được UBND tỉnh Vĩnh Phú công nhận đăng ký bảo vệ tích lịch sử văn hóa theo quyết định số: 342/QĐ- UBND ngày 15/2/1996 .
2. Đình Nội Phật – Chùa Phổ Quang thôn Tây Đình
- Đình Nội phật (gọi theo tên làng Nội Phật), chùa Phổ Quang (gọi theo tên chữ của Chùa – Phổ Quang Tự)
- Địa điểm xây dựng, đường đi đến di tích :
Đình Nội Phật, Chùa Phổ Quang tọa lạc ở vị trí đẹp, thoáng mát thuộc thôn Nội Phật, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Làng Nội Phật là một trong 03 làng cổ của xã Tam Hợp gồm : Nội Phật, Hữu Bằng, Ngoại Trạch). Sau này do chia tách đơn vị hành chính, làng Nội Phật chia thành 04 thôn : Tây Đình, Đồi Chùa, Xuôi Ngành, Chợ Nội.
Đình Nội Phật, chùa Phổ Quang hiện thuộc khu vực hành chính thôn Tây Đình, nhưng vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo chung của các thôn trong xã.
* Đường đi đến di tích :
Đình Nội Phật – chùa Phổ Quang cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 55 km, cách thành phố Vĩnh Yên 10 km, cách thị trấn Hương Canh 02 km. Du khách muốn đến thăm quan di tích đình Nội Phật – Chùa Phổ Quang có thể đi theo chỉ dẫn sau ;
- Đường bộ: Từ thành phố Vĩnh yên : theo đường quốc lộ 2, đến ngã tư Hương Canh (gần bưu điện huyện Bình Xuyên), rẽ trái đi tiếp khoảng 1,5 km là đến đình Nội Phật và Chùa Phổ Quang.
- Đường sắt : Đi xe lửa tuyễn Lào Cai – Hà Nội, xuống ga Hương Canh, theo chỉ dẫn đường bộ (trên) là đến di tích
* Sự kiện, nhân vật lịch sử :
- Đình Nội Phật: thờ tam vị đại vương là 3 chị em bà Ả Dưỡng, ông Thi Bạc và ông Thi Bỉnh là các vị tướng có công giúp Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đông Hán giải phóng dân tộc, giành quyền độc lập, tự chủ cho đất nước, trong quá trình khởi nghĩa, ba chị em bà đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Cuối cùng cả ba chị em đều hy sinh anh dũng vì dân vì nước. Để tưởng nhớ công lao của 3 vị đối với đất nước, nhân dân làng Nội Phật đã lập miếu, đình thờ tưởng niệm, lưu niệm và truyền lại đến ngày nay, di tích có tác dụng giáo dục và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hiện nay và mãi mãi về sau.
- Chùa Phổ Quang : thờ phật theo phái Đại Thừa
+ Di tích Đình Nội Phật, chùa Phổ Quang thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật.
* Về lịch sử xây dựng :
Đình Nội phật: Theo các nguồn thư tịch cổ như bia đá và qua lời kể của các cụ cao niên trong làng thì Đình Nội Phật có niên đại xây dựng thời Hậu lê, trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đình đã bị giặc đốt phá hoàn toàn, nhân dân sinh hoạt văn hóa tại Miếu Tam Thánh, từ năm 1949 đế năm 1980, khu đất đình là bãi trống bỏ hoang. Năm 1980, đất đình được xây dựng thành nhà trẻ, sau đó UBND xã chọn làm nơi làm việc, hội họp. Đến năm 1995, thể theo nguyện vọng của nhân dân làng Nội phật, UBND xã Tam Hợp đã cải tạo, sửa chữa khu nhà UBND xã để lại làm nơi thờ 3 vị thành hoàng, qua biến cố thăng trầm của thời gian ngôi Đình đã bị hỏng và xuống cấp trầm trọng. UBND xã đã làm thủ tục hồ sơ trình cấp trên cho phép tu bổ, tôn tạo lại ngôi Đình, hiện nay công trình đã hoàn thiện xong nhà tiền tế.
Chùa Phổ Quang : có niên đại khởi dựng từ lâu đời, trước đây chùa tọa lạc ở khu vực Đồi Chùa (cách vị trí chùa hiện nay khoảng 500m), đến năm 1939, nhân dân dỡ ngôi chùa, vận chuyển toàn bộ các cấu kiện kiến trúc và đồ thờ của chùa về vị trí hiện nay, dựa vào kiến trúc, hoa văn trang trí, có thể đoán định được niên đại ngôi chùa được xây dựng thời Nguyễn (khoảng cuối thế kỷ XIX).
* Phong tục – lễ hội truyền thống
- Mùng 3 tháng giêng là ngày tưởng niệm 3 chị em bà Ả Dưỡng xuất phát tham gia cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo (tiệc khao quân), tiệc tổ chức từ ngày mùng 3 tháng giêng đến hết ngày mùng 6 tháng giêng.
- Ngày 12 tháng 8 : là ngày sinh của ông thi Bạc, Thi Bỉnh và cũng là ngày mất của ông Thi Bạc và bà Ả Dưỡng, lễ vật có cả chay và mặn
* Giá trị lịch sử :
- Đình Nội Phật : còn lưu giữ được nhiều phong tục lễ hội truyền thống tốt đẹp, phản ánh đời sống sinh hoạt vô cùng phong phú của nhân dân nơi đây
- Chùa Phổ Quang : tuy được tạo dựng trên nền đất mới nhưng toàn bộ vật liệu kiến trúc và đò thờ của chùa đã được vận chuyển từ khu vực cũ về để lắp dựng và bài trí vì vậy, ngôi chùa vẫn mang kiến trúc cổ từ xưa và vẫn giữ được vẻ thâm nghiêm , tĩnh lặng vốn có, chùa vẫn lưu giữ được rất nhiều tượng phật cổ, bia đá, cây hương đá…..có giá trị cao về mặt lịch sử và mỹ thuật
4. Miếu Tam Thánh : Thôn Xuôi Ngành
Miếu Tam Thánh thờ ba vị là: Trần Ả Dưỡng, Thi Bạc, Thi Bỉnh, ba chị em bà dưỡng đã tham gia cuộc khởi nghĩa do hai Bà Trưng đứng đầu, nhằm đánh đuổi tập đoàn phong kiến đô hộ của vương triều Đông Hán – Trung Quốc hồi đồng công nguyên ( năm 40 đến năm 43), đem lại nền độc lập cho dân tộc, đồng thời đây cũng là cuộc khởi nghĩa mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ta kéo dài hàng ngàn năm lịch sử, chống lại ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Quốc. Vì ba chị em bà Dưỡng có công nên được nhân dân địa phương tôn làm thánh và lập miếu thờ tưởng niệm từ xưa cho tới ngày nay.
- Tên gọi di tích : Miếu Tam Thánh vì ba chị em bà Dưỡng có công với dân , với nước, được dân địa phương tôn làm thánh để thờ.
Vị trí : Phía đông và phía nam của Miếu Tam Thánh trông xuống đầm xuôi ngành, vết tích xưa của dòng sông phan, hay còn lại là sông cánh.
Phía Bắc và phía tây giáp nhà dân ở của xóm xuôi ngành
Miếu Tam Thánh cách thị xã Vĩnh Yên 8 km, cách thị xã Phúc Yên 11km, cách Hà Nội 54km, cách thị trấn Xuân Hòa 8km
* Giá trị lịch sử văn hóa, khoa học nghệ thuật
Miếu Tam Thánh thờ phụng ba chị em : bà Trần Ả Dưỡng, ông thi Bạc, và ông Thi Bỉnh, qua tìm hiểu và nghiên cứu truyền thuyết lịch sử được lưu truyền trong dân gian và qua phong tục tập quán lễ hội, ba chị em bà Trần Ả Dưỡng lúc sinh thời, sống ở làng Nội Phật, khi hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi tập đoàn phong kiến đông hán, trung quốc đô hộ nước ta hồi đầu công nguyên để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước , để tưởng nhớ công lao của ba chị em đối với đất nước , nhân dân làng Nội Phật đã lập miếu, đình thờ tưởng niệm, truyền lại đến ngày nay, với giá trị lịch sử văn hóa như vậy, nên di tích có tác dụng giáo dục và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đối với hiện nay cũng như sau này.
* Về nghệ thuật , khoa học :
Miếu Tam Thánh có quy mô lớn, được xây dựng từ xưa, nhưng qua biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi cổ miếu hiện nay được tạo dựng vào đầu thế kỷ 19, nên kiến trúc nghệ thuật của di tích mang tính chất kiến trúc nghệ thuật đầu triều nguyễn nhưng vẫn kế thừa truyền thống kiến trúc nghệ thuật của dân tộc . Đây là ngôi Miếu đẹp về tạo dáng chắc khỏe, về kỹ thuật xây dựng và kết cấu vật liệu, trang nghiêm về bài trí và có giá trị nhất định về chạm trổ điêu khắc.
Với vị trí xây dựng và cảnh quan khu vực di tích, nên Miếu Tam Thánh có yếu tố danh thắng ở địa phương
Với những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học nghệ thuật và có yếu tố danh thắng của Miếu Tam Thánh như vậy, nên cần được bảo vệ và khai thác sử dụng tốt di tích để phục vụ cho khách thăm quan, thiết thực là phục vụ tốt cho nhân dân địa phương trong công cuộc cách mạng hiện nay.